Mục đích của việc phối hợp kháng sinh: Trong sử dụng kháng sinh nhiều khi phải dùng phối hợp 2 kháng sinh trở lên cùng lúc để đạt hiệu quả trong điều trị. Sự phối hợp kháng sinh nhằm đạt các mục đích:
Khi phối hợp kháng sinh, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ nhất: Hai kháng sinh phối hợp nên có cùng loại tác dụng (hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn).
Kháng sinh diệt khuẩn (bactericides) là kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn (β-Lactamin, nhóm aminoglucozid, polypeptide, sunfamid + diaminopyrimidin...); Kháng sinh hãm khuẩn (bacteriostatic) còn được gọi kìm khuẩn, tĩnh khuẩn, trụ khuẩn hay “ngưng trùng” là kháng sinh chỉ ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt được vi khuẩn (tetracycline, lincosamin, macrolid, phenicol, diaminopyrimidin, synergistin...).
Trường hợp đặc biệt: Kháng sinh nhóm macrolide, nhóm aminosid (như streptomycin, gentamycin, kanamycin...) tuy tác động vào ribosome nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn, chứ không có tác dụng hãm khuẩn như tetracycline (nhóm này tác động trên vi khuẩn ở giai đoạn yên nghỉ). Vì vậy, có thể phối hợp thuốc nhóm beta-lactam với nhóm aminosid.
Nguyên tắc thứ hai: Không phối hợp hai kháng sinh thuộc cùng một cơ chế tác dụng hoặc gây độc lên cùng một cơ quan
Ví dụ: không nên phối hợp hai beta-lactam vì cùng tác động lên vỏ của tế bào vi khuẩn.
Nguyên tắc thứ ba: Không phối hợp hai kháng sinh kích thích sự đề kháng của vi khuẩn.
Ví dụ: không phối hợp cefoxytin với penicillin vì cefoxytin kích thích vi khuẩn đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzyme phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK NOVARTIC
Nguyên Liệu Thuốc Thú Y - Thủy Sản
ĐC: 628 Điện Biên Phủ, phường 22, Quận Bình Thạnh, HCM