Kháng sinh để phòng bệnh chứ không dùng để trị bệnh có thực sự đúng như vậy không?
Mình lấy ví dụ bên thú y trước để các anh/chị dễ hiểu nhé!
Amoxicillin là thuốc kháng sinh chuyên dùng cho heo mẹ sau khi sinh.
Ngay sau khi sinh, thường heo sẽ được tiêm 1 mũi Amox, kháng sinh này dùng đề phòng cho heo mẹ sau sinh để không bị viêm vú hoặc các chứng nhiễm khuẩn dễ mắc phải khi sinh nở.
Như các bạn có thể thấy, người nuôi sẽ tiêm phòng cho heo ngay khi heo còn khỏe mạnh để phòng ngừa trước - cái này mình gọi là phòng ngừa bao vây - bởi vì mình không biết vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vật nuôi vào bất kỳ lúc nào. Thế nên ngay khi nó còn chưa tấn công thì mình đưa ngay 1 lượng kháng sinh vào máu của vật nuôi để phòng, khi vi khuẩn tấn công thì đã gặp ngay kháng sinh đã tiêm trước đó - vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi chưa kịp gây bệnh.
Trên con tôm cũng tương tự như vậy - Hãy phòng ngay khi tôm còn khỏe!
Hiện tại, cũng có rất nhiều người nuôi tôm phản đối cách làm trên và cho rằng "kháng sinh chỉ để trị chứ không phải dùng để phòng - nghĩa là khi nào tôm đổ bệnh thì mới trị. Điều này cũng có thể hiểu một phần là do chi phí phòng bệnh suốt vụ có thể tăng cao khiến người nuôi cảm thấy e ngại, cũng như việc phòng bằng kháng sinh thường xuyên như vậy cũng có thể dẫn đến kháng thuốc.
Tuy nhiên thực tế đối với tôm lại khác. Khi tôm bệnh thật sự thì hiệu quả chữa trị lại rất thấp. Đó là do nguyên nhân chính sau: Tôm khi bệnh thường bỏ ăn (hoặc ăn yếu) và một khi tôm đã bệnh dù ngưng chết thì vẫn có những tổn thương không thể hồi phục, tôm sau đó sẽ có thể bỏ ăn, chậm lớn - kết quả cũng thất bại!
Vậy từ đó có thể rút ra: có thể dùng kháng sinh phòng ngừa bao vây ngay khi tôm còn khỏe mạnh vì chúng ta thực sự không biết khi nào vi khuẩn tấn công, hoặc ít nhất cũng cố gắng dùng kháng sinh ngay khi tôm có dấu hiệu bệnh hoặc mới bệnh. Nói chung càng sớm càng tốt!
NÓI MỘT CÁCH DỄ HIỂU:
Tại sao biết con heo mẹ có khả năng bị viêm vú rất cao mà không đưa kháng sinh vào ngừa ngay khi nó chưa bệnh mà để nó bị viêm vú rồi mới tiêm thuốc?
Con heo bệnh không ăn còn tiêm được!
Tôm thì làm sao để tiêm?
Còn chưa nói tôm dưới nước và có mật độ rất cao - khả năng kiểm soát môi trường sao cho thực sự tối ưu, an toàn cho tôm là cực kỳ khó khắn, điều này không những phụ thuộc vào tay nghề nuôi mà còn phụ thuộc vào sản phẩm xử lý môi trường đang sử dụng. Không thể duy trì liên tục môi trường luôn tốt mà phải có những biến cố tiêu cực xảy ra, đặc biệt mỗi khi trời mưa xuất hiện - Và một khi đã phát hiện ra bệnh thì bệnh đã lây trên diện rộng trong bầy tôm rồi.
Chính vì thế, việc dùng kháng sinh để phòng định kì là điều cực kỳ quan trọng để có một vụ mùa thành công!
Mọi vấn đề thắc mắc về cách sử dụng, bệnh lý trên vật nuôi,…bạn có thể liên hệ trực tuyến với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn ngay:
• TPKD - 0933 224 714
• Hotline - 0899 799 688
Sưu tầm